TCSOFT HOTEL

1900.571.529

7 rủi ro kinh doanh homestay hay gặp phải và cách khắc phục


7 rủi ro kinh doanh homestay hay gặp phải và cách khắc phục

Kinh doanh homestay một loại hình dịch vụ lưu trú đang đem lại lợi nhuận thu hút các nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, cơ hội đi đôi với thách thức, có vô số những rủi ro khi kinh doanh homestay bạn thường xuyên phải đối mặt. Đó là những khó khăn gì và biện pháp để khắc phục chúng ra sao?

Đừng bỏ lỡ những chia sẽ dưới đây cùng TCSOFT HOTEL, để khám phá "7 rủi ro kinh doanh homestay hay gặp phải và cách khắc phục" ngay nhé!

Nội dung

 

Homestay là gì?

Homestay là loại hình du lịch mà khách du lịch sẽ nghỉ, ngủ tại nhà người dân địa phương, sống và sinh hoạt như một thành viên trong gia đình. Homestay giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền tại địa phương đó.

homestay

Hiểu một cách đơn giản và bao quát nhất, Homestay là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, tức lưu trú tại nhà dân, địa phương nơi khách đến, giúp nơi đó quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật nhất.

7 rủi ro kinh doanh homestay hay gặp phải và cách khắc phục

1. Khách review sai sự thật

Đây là điều mà các nhà kinh doanh homestay hết sức đau đầu khi họ thường xuyên phải đối mặt với những đánh giá không mấy thiện cảm của những vị khách hoặc đối thủ cạnh tranh cố tình chơi xấu mình.

Khách review sai sự thật

Cách làm của họ: Lập những tài khoản ảo cố tình lên diễn đàn, group bôi xấu hình ảnh của homestay, để lại những review không tốt có thể như: nội thất xấu, dịch vụ kém, giá phòng đắt… Mục đích nhằm làm giảm thứ hạng chất lượng ngôi nhà của bạn, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định lựa chọn book phòng của những người có ý định đặt phòng.

Cách khắc phục:

Nếu bạn biết được những điều này, đừng để im nhé. Hãy mạnh dạn phản hồi và báo cáo lại trên các trang OTA, diễn đàn và nhờ họ gỡ các bài viết xuống. Hoặc xóa review nếu nó được đăng lên channel homestay của bạn.

2. Khách đặt phòng rồi hủy

Tình huống “dở khóc dở cười” mà chủ kinh doanh không biết xoay sở ra sao. Trường hợp xảy ra khi khách book rồi hủy liên tục để giảm giá, đặt phòng nhưng gần đến ngày checkout lại tuyên bố hủy phòng. Điều này gây thiệt hại không hề nhỏ đối với các homestay: tổn thất về thời gian, công sức và nghiêm trọng hơn thiệt hại về doanh thu khi homestay đó phải hủy khách định đặt phòng vì giữ chữ tín với khách hàng.

Khách hủy phòng

Cách khắc phục:

Cách tối ưu nhất, bạn hãy nên thu trước 50% phí đặt cọc thông qua thẻ ngân hàng của khách hàng. Điều này sẽ khiến khách có trách nhiệm hơn và homestay cũng hạn chế được những rủi ro khi kinh doanh.

-------***-------
Bạn nên biết:


Tìm hiểu 2 nền tảng đặt phòng trực tuyến “Luxstay” và “Airbnb” trong ngành du lịch - khách sạn

-------***-------

3. Cố tình phá hỏng đồ của homestay

Thật không may mắn cho các homestay khi phải tiếp đón những vị khách hàng này. Bởi không phải khách hàng nào cũng có ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn đồ đạc của homestay, với họ là người đi thuê nên họ có quyền. Tồi tệ hơn khi đã xảy ra sự cố, khách hàng còn không chịu chấp nhận bồi thường thiệt hại, chỉ vì lý do đơn giản không có trong cam kết hay hợp đồng. Với những sự việc này, khách hàng đang có lợi thế, vậy nên bạn đành “ngậm bồ hòn” chấp nhận.

Khách phá hoại đồ của homestay

Cách khắc phục:

Bạn sẽ cần thương thảo khéo léo với khách hàng ngay từ đầu về những thỏa thuận, cam kết giữa đôi bên về nội dung bồi thường thiệt hại khi họ làm hỏng đồ đạc. Khi đã “Giấy trắng mực đen” thì mọi chuyện sẽ được giải quyết một cách dễ dàng, nhanh chóng.

4. Khách thuê phòng có những hành vi trái pháp luật

Kiếm soát được đối tượng khách lưu trú, đặt phòng quả là một công việc không hề đơn giản đối với các homestay. Đây là nỗi sợ hãi lớn nhất, rủi ro kinh doanh homestay đáng sợ nhất của tất cả các host. Nếu bị phát giác hoặc tố cáo bạn sẽ không tránh khỏi bị liên lụy và hậu quả để lại sau đó vô cùng lớn.

Khách có hành vi trái pháp luật

Cách khắc phục:

•  Nên tránh nhóm khách book phòng từ 1 - 2 ngày
•  Thường xuyên theo dõi danh sách những vị khách đã nằm trong danh sách đen của các homestay chia sẻ để tránh những vị khách đó ghé thăm.
•  Khai báo tạm trú, tạm vắng đầy đủ và ký thỏa thuận thuê nhà với mục đích lưu trú (tránh truy tố tội chứa chấp)
•  Khi phát hiện khách hàng có dấu hiệu khả nghi cần tiến hành kiểm tra hoặc thông báo nhờ cơ quan chức năng giải quyết càng sớm càng tốt.

5. Lừa đảo, quỵt tiền

Không ít homestay đứng trước tình cảnh khách đặt 2 ở 4, đặt 5 ở 10. Những hành động này khiến các chủ homestay phải chịu không ít những thiệt hại về doanh thu, nói cách khác đây không khác nào là hình thức “lừa đảo” của khách hàng.

Khách lừa đảo,q quỵt tiền homestay

Cách khắc phục:

Hãy thiết chặt vấn đề thanh toán/ đặt cọc và kiểm tra số lượng khách, khai báo chính xác công khai thông tin. Để loại bỏ khả năng tội phạm có thể trông chờ xơ hở của bạn mà làm việc xấu.

6. Đối tác (chủ homestay) bất ngờ hủy hợp đồng

Thông thường hầu hết các đơn vị kinh doanh homestay đều phải sửa lại, thiết kế ngôi nhà của chủ homestay sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất. Và chi phí tân trang lại ngôi nhà cũng không quá rẻ đâu nhé, vì vậy nếu phải đối mặt với việc chủ homestay bất ngờ hủy hợp đồng cho thuê. Thì có lẽ bạn đã sai xót một trong những vấn đề sau:

     •  Không ký hợp đồng lâu dài với chủ nhà.
   •  Không rõ ràng các điều khoản đền bù và thời gian thông báo trước khi đòi nhà trong hợp đồng thuê nhà.
Chủ homestay hủy hợp đồng

Cách khắc phục:

•  Cần ký hợp đồng thuê dài hạn trước khi tiến hành sửa nhà để kinh doanh homestay.
•  Rõ ràng về các điều khoản đền bù và thời gian thông báo trước khi đòi nhà trong hợp đồng thuê nhà.
Lưu ý: Cần có sự tính toán hợp lý để đảm bảo số tiền đền bù tối thiểu là bằng với chi phí bạn đã bỏ ra để tu sửa lại ngôi nhà.

7. Thiếu các giấy phép đăng ký kinh doanh

Kinh doanh homestay hãy đảm bảo bạn có đủ giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ liên quan nhé. Đừng chỉ vì mải mê kinh doanh mà quên đi những điều này, bởi khi bị cơ quan chức năng bất chợt kiểm tra nếu không đủ thủ tục, giấy tờ bạn sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Thiếu giấy phép kinh doanh
 

Trên đây là 7 rủi ro khi kinh doanh homestay bạn có thể gặp phải. Hy vọng, với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thể tối thiểu hóa những khó khăn, giúp công việc kinh doanh homestay đạt hiệu quả cao nhất. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

>>> Xem thêm:
Top 5 phần mềm quản lý nhà nghỉ, khách sạn vừa và nhỏ được sử dụng nhiều nhất năm 2019
 

Phần mềm quản lý nhà nghỉ, khách sạn dễ sử dụng nhất TCSOFT HOTEL

Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu trải nghiệm TCSOFT Hotel?

Đăng ký dùng thử
Dùng thử
hotline
hotline