Bellman là gì? Tại sao lại có tên gọi như vậy? Quy trình làm việc của một nhân viên hành lý trong khách sạn sẽ được thực hiện ra sao? Nếu bạn đang đi tìm lời giải cho những thắc mắc trên, hãy khám phá bài viết dưới đây cùng TCSOFT HOTEL, để biết được quy trình phục vụ hành lý của một Bellman cho khách tại khách sạn khi checkin và checkout ngay nhé!
Một vị trí công việc quan trọng tại khu vực tiền sảnh, thường có tại các khách sạn từ 3-5 sao, phối hợp cùng với bộ phận Lễ tân để đưa đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trong thời gian lưu trú và sử dụng dịch vụ tại khách sạn.
Bellman là 1 thuật ngữ dùng để chỉ nhân viên hành lý trong khách sạn. Khi khách đến đặt phòng và nhận phòng xong nhân viên Bellman có nhiệm vụ vác hành lý lên phòng khách đã đặt đồng thời hỗ trợ mang vác hành lý ra xe khi khách rời khách sạn. |
Bên cạnh nhiệm vụ chính đó, Bellman sẽ còn phải khéo léo trò chuyện, tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu cho khách dịch vụ, sản phẩm trong và ngoài khách sạn. Hướng dẫn khách cách sử dụng các thiết bị trong phòng và giải đáp những băn khoăn cho khách hàng tại khách sạn.
Công việc thầm lặng này tưởng chừng như đơn giản, nhưng đòi hỏi sự nhạy bén, thông minh và tâm huyết của người phục vụ.
Nguồn gốc của cái tên “Bellman”
“Bellman” được ghép từ hai chữ “Bell” và “Man”. Ở đây “Bell” có nghĩa có cái chuông – bắt nguồn từ việc rung chuông gọi nhân viên khách sạn. Khi khách đến checkin tại khách sạn, sau khi Lễ tân hoàn tất thủ tục nhận phòng cho khách, sẽ gọi nhân viên giúp xách hành lý lên phòng. Tại các khách sạn lớn, thường có sảnh rất rộng, nên việc gọi liên tục nhân viên sẽ gây khó chịu và ồn ào tại khách sạn. Do vậy, thay vì gọi tên Lễ tân sẽ nhấn chuông phát đi âm thanh thông báo Bellman thực hiện nhiệm vụ của mình. “Man” nghĩa là nam giới – do tính chất công việc thường xuyên phải đi lại, và mang vác hành lý cho khách hàng, công việc đòi hỏi sức khỏe nên sẽ do nam giới đảm nhiệm. Từ đó, cái tên “Bellman” được ra đời, trở thành một thuật ngữ thông dụng trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn.
Quy trình phục vụ hành lý cho khách tại khách sạn
2. Quy trình phục vụ hành lý cho khách lẻ
Nhân viên hành lý chủ động chào hỏi khách một cách nhiệt tình, mở cửa xe mời khách vào khách sạn.
Chuyển hành lý xuống xe, kiểm đếm trước mặt khách.
Đeo thẻ hành lý vào các túi, vali hành lý của khách.
Xếp trật tự hành lý vào xe đẩy.
Dẫn khách vào quầy lễ tân làm thủ tục nhận phòng.
Đứng đợi dẫn khách lên phòng – chú ý quan sát hành lý của khách.
Nhận chìa khóa từ lễ tân và dẫn khách lên nhận phòng.
Có thể cung cấp thêm các thông tin về dịch vụ, sản phẩm trong và khách sạn cho khách biết như phòng tập, spa, nhà hàng... Tư vấn cho khách về những điểm vui chơi, ăn uống, du lịch... gần khách sạn khi họ có nhu cầu.
Xin phép khách mở cửa phòng mở cửa phòng, bật điện.
Mời khách vào phòng, để hành lý đúng nơi quy định.
Giới thiệu các trang thiết bị trong phòng.
Hỏi khách có yêu cầu gì không, chúc khách kỳ nghỉ vui vẻ, rời khỏi phòng.
Điền vào sổ kê khai hành lý khách lẻ: thời gian (ngày – giờ) tới khách sạn, số phòng của khách, số hành lý, thời gian hoàn thành nhiệm vụ.
Hỏi rõ nhân viên lễ tân về số phòng, số lượng khách, thời gian thu xếp hành lý và làm công tác chuẩn bị.
= = = = = =
Lễ tân khách sạn nên quan tâm
Cách thức xử lý đồ thất lạc trong khách sạn, nhà nghỉ
= = = = = =
Điền vào sổ kê khai hành lý khách lẻ rời khách sạn: số phòng, thời gian thu xếp, số lượng hành lý
Đến phòng khách, bấm chuông và xin phép khách vào thu xếp hành lý
Cùng khách kiểm đếm hành lý, xếp trật tự hành lý lên xe đẩy và gắn thẻ hành lý
Báo cho khách biết về nơi để hành lý, hỏi khách có cần gọi phương tiện vận chuyển không
Chuyển hành lý lên xe, cùng khách kiểm đếm số lượng
Mở cửa xe, mời khách lên xe
Chúc khách thượng lộ bình an, chào khách và hẹn gặp lại
3. Quy trình phục vụ hành lý cho khách đoàn
Phối hợp cùng tổ trưởng hành lý, nhân viên lái xe kiểm đếm số lượng túi, ba lô, vali của đoàn khách và chuyển toàn bộ hành lý xuống xe.
Đối chiếu số lượng hành lý đưa xuống xe và kiểm tra lại hành lý có hị hư hỏng không
Ghi thông tin vào biên bản “Bản nghiệm thu hành lý của khách đi theo đoàn”: tên công ty du lịch, số xe, số lượng và tình trạng hành lý, hai bên ký xác nhận.
Xếp hành lý ngay ngắn tại khu vực sảnh, lấy lưới buộc chùm lên
Ghi vào thẻ hành lý: tên đoàn khách, số lượng hành lý, thời gian tới khách sạn, buộc thẻ hành lý vào lưới.
Sau khi đoàn khách làm xong thủ tục check-in, bellman vận chuyển hành lý đúng tên khách đến đúng số phòng theo sự phân công của tổ trưởng.
Kê khai chính xác vào sổ: số lượng hành lý chuyển vào mỗi phòng, đối chiếu với tổng số hành lý khi nhận bàn giao
Tổ trưởng hành lý yêu cầu trưởng đoàn khách ký nhận vào sổ kê khai hành lý của các nhân viên bellman.
Đọc kỹ danh sách khách rời khách sạn được nhân viên lễ tân chuyển qua
Đến các phòng thu xếp hành lý theo đúng tên đoàn khách, số phòng và giờ hẹn.
Chuyển hành lý của mỗi phòng ra ngoài hành lang, kê khai số hành lý của mỗi phòng
Cùng hướng dẫn viên hoặc trưởng đoàn khách kiểm đếm và yêu cầu ký xác nhận
Ghi chép tình hình hành lý vào sổ
Cùng nhân viên lái xe của đơn vị du lịch kiểm tra hành lý và chuyển lên xe
Ghi rõ vào sổ: tên đoàn khách, tên công ty du lịch, số xe, số lượng hành lý…
Yêu cầu nhân viên đơn vị du lịch ký xác nhận
Chào tạm biệt khách và chúc thượng lộ bình an, hẹn gặp lại.
Bên cạnh những công việc chính trên đây, Bellman sẽ cần hỗ trợ với các bộ phận khác thực hiện các nhiệm sau:
Trên đây là toàn bộ quy trình phục vụ hành lý mà một nhân viên Bellman cần thực hiện trong thời gian khách đến lưu trú. Hy vọng, sẽ giúp Lễ tân có được những thông tin hữu ích, hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.
Và để nâng cao hình ảnh của khách sạn với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và hiệu quả trong kinh doanh. Chủ/quản lý khách sạn sẽ không thể bỏ qua công cụ trợ giúp đắc lực – phần mềm quản lý khách sạn.
Dùng thử miễn phí TCSOFT HOTEL
Phần mềm quản lý nhà nghỉ, khách sạn mini đủ tính năng – dễ sử dụng.